Đã làm kinh doanh thì hãy như Ngọc đệch. “Wòa ta si woa Ngọc đệch. Bề tô Namư đề sca”…
Năng suất lao động là yếu tố quyết định sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Thế giới phẳng rồi, Đã gia nhập Tê pê pê (TPP) sẽ khiến hàng rào thuế suất trở về 0, doanh nghiệp cạnh tranh trên quy mô toàn cầu. Tư duy mỗi người lao động phải thay đổi nhanh chóng, kịp thời để có thể tồn tại trong xu thế hiện nay.
Trong doanh nghiệp, đầu ra là cái quan trọng nhất. Dù là doang nghiệp sản xuất hay dịch vụ, nếu không bán được hàng, doanh nghiệp đó sẽ phá sản. Đội ngũ bán hàng là quân tinh nhuệ, quân tiên phong, tiền tuyến…còn hậu phương là sản xuất, vận tải, kho bãi, marketing. Và nhất nhất phải hướng đến xuất khẩu, thị trường 7,5 tỷ dân bên ngoài mới là nơi các bạn có năng lực thực thụ bước ra để thi thố tài năng. Đã chọn nghề bán hàng làm nghề nghiệp của mình, bạn nào có khả năng càng đem ngoại tệ về càng nhiều thì càng giỏi, cơ hội tồn tại của doanh nghiệp càng cao.
Kỳ Minh có một cô bạn làm ở văn phòng của một công ty chuyên phân phối các mặt hàng dệt may của Nhật. Cô cho biết, các nhân viên quản lý đơn hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam đa số rất thụ động, dù toàn tốt nghiệp Đại học nào là ngoại thương, kinh tế, hay ngoại ngữ. Các bạn ấy học hành lý thuyết rất kinh, điều khoản incoterms hay LC nào cũng biết, còn hơn cả bác giáo sư Gugồ. Tiếng Anh, tiếng tàu thành thạo như tiếng mẹ đẻ, nhưng có một điều Tư Duy thực tế không có.
Có lần công ty Cô đặt một mặt hàng mới đó là Tạp Dề cho nhà hàng. Cô “Meo” (Email) qua một loạt các đối tác và so sánh thử xem khả năng bán hàng của doanh nghiệp các nước ra sao. Cô gửi cho một công ty ở Việt nam đang là đối tác lớn, hôm sau cô nhận được Meo trả lời” chúng tôi chỉ chuyên may áo quần chứ không may tạp dề. Cảm ơn. Lê văn Tí. Cô gửi vào 2, 3 công ty may nữa. Bặt vô âm tín. Khi cô gọi điện hỏi, thì nhân viên tiếp tân kêu chị cầm điện thoại để em hỏi ai nhận được Meo đó nha chị. Sau 3 phút hỏi vang rền trong điện thoại nào là“ Điệp, mi có nhận Meo của cái bà gì đó bên nhận đặt may Tạp dề không, Điệp nói “ không có, mi hỏi con Lan đi. Rồi sau đó tiếng của Lan nói “ tao có nhận, nhưng công ty mình làm gì có may tạp dề, nên tao không trả lời”. Sau đó tiếp tân nói lại “dạ có chị, nhưng bên em không có làm mặt hàng đó, chị đặt chỗ khác đi nha”, rồi vội vàng cúp máy, rủ cái Điệp cái Lan ăn xoài xanh chấm muối ớt bàn chuyện Bà Tưng khoe hàng, Hà Hồ bị woánh ghen…bla..bla…
Cô cũng gửi Meo qua một công ty khác ở Thái lan. Chỉ sau một giờ, cô nhận được một bức meo như sau “mặt hàng tạp dề chúng tôi chưa làm, nhưng chúng tôi muốn thử nghiệm. Bạn vui lòng gửi quy cách, chúng tôi sẽ làm mẫu, nếu mẫu đạt yêu cầu chúng tôi sẽ báo giá cho quý khách”. Kob khun. Kẹo singum.
Nhưng cũng có một chuyện khá thú vị khi Cô ấy gửi cũng cho một công ty khác ở Việt Nam qua lời giới thiệu của Kỳ Minh “Công Ty May GT Bảo An”. Chỉ sau 30 phút, Êmeo trả lời “cảm ơn quý khách đã hỏi hàng. Tôi vừa họp hội ý với trưởng bộ phận kỹ thuật xong. Họ xác định làm được.
Chúng tôi đã cho may thử vài mẫu Tạp dề đang được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay trên chất liệu vải kaki, ứng dụng kỹ thuật in 3D vào sản phẩm. Đòi hỏi kỹ thuật may phải tinh xảo trên từng đường kim, thợ chuyên môn rất cao. Chúng tôi sẽ gửi hình mẫu một số sản phẩm đã may thử này. Quý khách cho biết quy cách, chúng tôi sẽ gửi kết quả và báo giá vào ngay chiều nay. Đã đọc mail “Wòa ta si woa Ngọc đệch”. Tầm mấy giờ sau trên trang web của amazon, alibaba lẫn websai của GT Bảo An đãtràn ngập các danh mục sản phẩm mới của họ, nào là: tạp dề cho nhà bếp, tạp dề nhà hàng, khách sạn, tạp dề làm nail, tạp dề quảng cáo, quà tặng…đủ loại cả. Họ emeo, điện thoại sang Nhật liên tục để ép họ may. Thấy bên Bảo An nhiệt tình, thiện chí chuyên nghiệp quá thế là họ đã đáp máy bay qua Việt Nam ký hợp đồng liền. Một quy định bắt buộc của GT Bảo An là Cứ mỗi Meo hỏi hàng inquiry đến tay họ thì nhiệm vụ của bộ phận Kinh Doanh là làm sao để khách hàng không bao giờ thoát ra được. Thậm chí họ còn có thể nhân lên hàng chục inquiry khác, họ tạo ra nhu cầu bán hàng của một nhân viên bán hàng thông minh. Cứ thế doanh số bán hàng của họ chắc chắn sẽ tăng, nhân viên sẽ tăng, lương bổng cũng được dịp tăng lên ào ào…
Ngày nay năng suất lao động không chỉ là sức khỏe cơ bắp mà còn là tốc độ và sự nhanh nhẹn, sáng tạo và Tư Duy. Cái đầu phải đi trước cái tay. Doanh nghiệp thuê một người Nhật, trả họ vài nghìn đô một tháng nhưng yên tâm, tiền nào của đó. Họ sẽ mang về cho công ty hàng chục, hầng trăm ngàn đô mỗi tháng. Sự khác biệt ở đây là Tư Duy. Như ví dụ ở trên nếu cu Tí cô Điệp hay cô Lan có biết thông bào cho giám đốc công ty đơn hàng này, vẫn có thể sếp vẫn chỉ đạo khác. Khổ nỗi vì sếp không biết tiếng Nhật, cứ phụ thuộc vào mấy cô cậu kia. Cứ thấy các cử nhân, thạc sỹ này từ sáng đến chiều ôm cái laptop gõ gõ… tưởng siêng năng chăm chỉ lắm. hóa ra chat chít chuyện Bà Tưng hồi nhỏ bị té giếng nên giờ mới vậy..blab…blab…. Thấy sếp vô thì giẩ bộ làm việc tí. Còn lại thì dí dỏm hài hước đồng nghiệp,bạn bè trên face cả ngày, shopping. Cái gì cũng biết, cũng nói, cũng bàn bạc bình luận. Chỉ có: kiếm tiền là không biết.
Nhiều bạn là thực tập sinh hay nhân viên thử việc vào vị trí Kinh Doanh, mấy tháng trôi qua vẫn không có đơn hàng nào, khi bị công ty sa thải thì vò đầu, xõa tóc mếu máo. Hỏi nguyên nhân thì bạn lý trấu: tại công ty có vấn đề, do ông giám đốc quản lý kém, do bộ phận sản xuất chậm không kịp hàng làm mất kháchmà mẫu mã thì xấu, do thì trường ngày nhiều cạnh tranh, do khách áp giá thấp, tại em qua tiếp thị nhưng người ta không tiếp ..v..v…tại lối giáo dục lý thuyết không chỉ các bạn cách bán hàng (xin thưa rằng: mọi trường Đại học hàn lâm trên thế giới không ai dạy bạn kỹ năng, mà nó chỉ tích lũy qua qua thực tế va chạm công việc). Mọi nguyên nhân khách quan và Do, bởi, tại,vì…trong khi nguyên nhân duy nhất là DO Mình thì các bạn lại không dám thừa nhận. Hàng xấu thì ta có ý kiến, làm cho đẹp, Hàng giao chậm đôn đốc bộ phận Quản đốc các khâu, bố trí hàng hóa hợp lý. Đơn giản hóa thủ tục giao hàng cho nhanh. Muốn hỏi ý kiến Giám đốc thì xin cái hẹn trình bày. Cái hay thì cần biết lắng nghe. Phải biết tả xung, hữu đột chứ mọi việc đều bị động thì sao được.
Các bạn đi làm, giao việc cả tuần thấy ghin to-do lích ghê gốm, cuối tuần xem báo cáo đã làm được những gì bạn nói “ gọi khách không bắt máy, Email khhách không trả lời” nên “có gì báo cáo đâu Síp”. Tại sao không nghĩ: khách không bắt máy vì số lạ, mình nhắn tin…sau đó gọi lại. Mail không trả lời thì Risend miết …khách có ở bên Mỹ bên Pháp gì thì mình cũng gọi điện qua hỏi sao tao gửi Mail mà mi không trả lời…why? why??why???, pour quoi, pour quoi, wei shen me, wei shen me?. Năng nổ nhiệt tình thiện chí thì sẽ được đền đáp thôi. Khahcs ở gần thì ta bắt xe qua, nhờ Sếp giới thiệu hoặc dắt đi luôn. Bằng mói giá phải tiếp xúc bằng được với khách hàng chứ đừng thụ động. Dễ dàng nhận biết được một nhân viên Kinh Doanh giỏi hay không chỉ cần nhìn xem anh, chị ta có thường xuyên ở trong phòng Máy Lạnh công ty hay phải đổ mồ hôi trên từng mét đường phố thôi là biết rồi. Là dân Kinh Doanh “đừng bao giờ tới công ty chỉ để Lau Ghế cho đủ ngày 8h rồi về. Việc này đã có người khác làm giúp bạn rồi. Những cuộc nhậu nhẹt giao lưu đừng bao giờ kibo ngại bỏ ra vài đồng mà để đối tác họ chịu. Nếu các bạn thấy điều này sai thì tốt nhất bạn nên đổi việc khác sẽ tốt hơn. Cái họ trả cho Cty, cho bạn sau này sẽ gấp nhiều chục lần bạn bỏ ra đấy.
Kinh Doanh mà ngồi miết văn phòng Máy Lạnh để Lau Ghế, xoài xanh chấm muối ớt và say đắm cái màn hình vi tính, iphone trong túi cứ tút tít tin nhắn chiều nay ra quán Bà Tư béo đầu hẻm với mấy đồng nghiệp thì cuối ngày hỏi kết quả các bạn lại đồng thanh hô to:
“Hôm nay khách lại hai không
Gọi không bắt máy, meo không trả lời”
Cứ vô tư “hai không’ thì đừng bảo tại sao đến cuối tháng trung tâm giới thiệu việc làm sẽ là nơi hân hoan đón chào quý khách. Hoặc nữa thì mamy” mẹ ơi, con muốn về với mẹ ngay đây. Không cần đợi đến mùa xuân”
Đừng như Tí, đừng như Điệp, như Lan
Hãy như Ngọc. “Wòa ta si woa Ngọc đệch. Bề tô Namư đề sca”